Khác biệt dân tộc và tôn giáo Lịch_sử_Iraq

Dân cư ở đó rất đa dạng. Quý tộc và quan lại hành chính người Ba Tư thuộc tầng lớp trên, nhưng đa phần dân cư là những người Ba Tư thuộc tầng lớp giữa những người theo Đạo thờ lửa và phần còn lại là những người nông dân nói tiếng Aramaic. Có một số ít người Tāzis (Ả Rập), đa số họ sống bằng chăn nuôi gia súc dọc theo các biên giới phía tây của những vùng định cư, nhưng một số là dân thành thị, đặc biệt tại Hireh (al-Hira). Ngoài ra, còn có một nhóm khác là người Kurds, họ sống dọc theo các đồi thấp dưới chân núi Zagros, và đáng ngạc nhiên là cả một số lượng khá lớn người Hy Lạp, đa số là các tù binh đã bị bắt giữ trong nhiều chiến dịch quân sự của người Sasania vào bên trong Byzantine Syria.

Sự khác biệt chủng tộc được thể hiện bởi tính đa tôn giáo. Tôn giáo quốc gia của Sassanid, Đạo thờ lửa, bị người Iran ngăn cấm. Phần còn lại của dân cư, đặc biệt ở phía bắc đất nước, có thể là người theo Thiên chúa giáo. Các tôn giáo đó bị chia rẽ sâu sắc vì những khác biệt về học thuyết của Monophysites, so với nhà thờ Jacobite của Syria, và Nestorians.

Nestorians, ban đầu cải đạo từ Đạo thờ lửa, Mani giáoMazdakism, là tôn giáo phát triển rộng nhất và được các vị Hoàng đế Sasanian cho phép hành đạo bởi vì tôn giáo này chống lại Thiên chúa giáo của Đế chế Roma, Thiên chúa giáo coi Nestorians là dị giáo. Nhiều người Iran theo Nestorians bị trục xuất tới các tỉnh phía nam, nằm ở nam Vịnh Péc xích, như Mishmāhig (Bahrain và UAE hiện nay), Garrhae (bờ biển Vịnh Péc xích của Ả Rập Saudi hiện nay). Monophysites bị nghi ngại nhiều hơn và thỉnh thoảng bị ngược đãi, nhưng cả hai tôn giáo vẫn giữ được một hệ thống cấp bậc của mình và Nestorians có một trung tâm tri thức quan trọng tại Nisibis. Vùng bao quanh thành phố Babylon cổ lúc ấy có một lượng lớn dân cư là người Do Thái, họ vừa là con cháu của những người đã bị trục xuất từ thời Kinh Cựu Ước vừa là những người địa phương cải đạo. Hơn nữa, ở phần phía nam đất nước có nhiều người Babylon không theo đạo nào cả, cũng như người MandaeansGnostics.

Đầu thế kỷ thứ 7, sự ổn định và thịnh vương của xã hội đa văn hoá này bị đe doạ từ hiểm hoạ xâm lăng bên ngoài. Năm 602 Khosrow II Aparviz tung ra cuộc tấn công lớn cuối cùng của người Iran vào Đế chế Byzantine. Lúc đầu ông giành thắng lợi; Syria và Ai Cập sụp đổ, và chính Constantinopolis cũng bị đe doạ. Sau này gió đã đổi chiều, năm 627-628 người Byzantines, dưới sự lãnh đạo của Heraclius, chiếm tỉnh Khvārvarān và cướp bóc thủ đô đế chế tại Tyspawn (Ctesiphon). Những kẻ xâm lược không ở lại, nhưng Khosrow đã bị mất uy tín, bị phế truất và bị hành quyết.

Tiếp theo là giai đoạn chiến tranh giữa các vị tướng và các thành viên gia đình hoàng gia khiến đất nước không thuộc quyền lãnh đạo rõ ràng của một phe phái nào cả. Sự hỗn loạn cũng đe doạ tới hệ thống tưới tiêu, và có lẽ ở thời điểm này nhiều vùng rộng lớn phía nam đất nước đã biến trở lại thành đầm lầy, như trước kia. Những kẻ chinh phục Hồi giáo đầu tiên đã tiếp xúc với đế chế chính tại vùng đất bị tàn phá này.